Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Đề cương Địa 10

Đề cương Địa 10
Bài 27
I.                  Vai trò và đặc điểm của công nghiệp
  1. Vai trò
-         Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người
-         Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
-         Tạo các mặt hàng xuất khẩu có giá trị
  1. Đặc điểm
-         Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế ( Đây là đặc điểm quan trọng nhất
-         Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi
-         Có tính thời vụ
-         Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
-         Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trờ thành ngành sản xuất hàng hóa
                  -------------------------------------------------
Bài 28
I.                   Cây lương thực
  1. Vai trò
-         Cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng của con người
-         Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
-         Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị
  1. Các cây lương thực chính
-         Lúa gạo: ở niềm khí hậu nhiệt đới gió mùa
-         Lúa mì: trồng ở vùng ôn đới và cận nhiệt
-         Ngô: trồng ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới
  1. Các cây lương thực khác
-         Vùng nhiệt đới: khoai lang, cây sắn
-         Vùng ôn đới: mạch đen, yến mạch, khai tây
II.                Cây công nghiệp
  1. Vai trò
-         Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
-         Khắc phục tính mùa vụ, phá thế độc canh
-         Chống xoi mòn đất, bảo vệ môi trường
-         Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu quan trọng
  1. Đặc điểm
-         Cần có điều kiện nhiệt, ẩm, đất thích hợp
-         Cần lao động có kinh nghiệm
-         Trồng ở vùng có điều thuận lợi tạo thành các vùng chuyên canh
  1. Các cây công nghiệp chính
-         Cây lấy đường: mía, cây củ cải đường
-         Cây lấy dầu: ô liu, đậu nành
-         Cây lấy sợi: cây lông, cây đay
-         Cây lấy mủ: cao su, thông
-         Cây cho chất kích thích: cà phê, chè
                   ------------------------------------------------
Bài 29
I.                   Vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp
  1. Vai trò
-         Cung cấp thực phẩm
-         Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
-         Cung cấp sức kéo, phân bón
-         Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị
  1. Đặc điểm
-         Phụ thuộc cơ sở thức ăn, diện tích mặt nước
-         Hình thức
                    ----------------------------------------------
Bài 31
I.                   Vai trò và đặc điểm của công nghiệp
  1. Vai trò
-         Công nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
-         Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển (nông nghiệp, giao thông, vận tải, thương mại, quốc phòng…)
-         Tạo điều kiện khai thác hiểu quả tài nguyên thiên nhiên giữa các vùng
-         Làm giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng miền
-         Tạo ra các sản phẩm mới, giao thông, nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
  1. Đặc điểm
-         Sản xuất công nghiệp gồm 2 giai đoạn:
+    Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu
+    Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu để tạo ra tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng
-         Sản xuất công nghiệp gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mĩ và có sự phối hợp giữa các ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng
  1. Phân loại ngành công nghiệp
-         Có 2 cánh:
+    Đưa vào tính chất tác động: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến
+    Đưa vào công dụng: công nghiệp nặng (nhóm A), công nghiệp nhẹ (nhóm B)
                              ---------------------------------------------
Bài 32
I.                   Công nghiệp năng lượng
1.        Vai trò
-         Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia
-         Công nghiệp năng lượng là tiền đề của tiến bộ khoa học- kĩ thuật
-         Quyết định sự phát triển của nền sản xuất hiện đại
2.        Cơ cấu
-         Công nghiệp năng lượng gồm 3 ngành:
+    Khai thác than
+    Khai thác dầu
+    Công nghiệp điện lực
II.                Công ngiệp sản xuất hàng tiêu dùng
  1. Vai trò
-         Tạo ra sản phẩm phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân
-         Thúc đẩy nông nghiệp và các ngành công nghiệp nặng phát triển
-         Tạo ra các sản phẩm xuất khẩu
-         Tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập
  1. Đặc điểm
-         Cần nhiều lao động, nguyên liệu
-         Vốn đầu tư ít, thu hồi lại vốn nhanh
-         Quy trình sản xuất tương đối đơn giản
  1. Cơ cấu ngành
-         Đa dụng: gồm
+    Dệt may ( quan trọng nhất)
+    Da giày nhựa, gốm sứ, thủy tinh
  1. Phân bố: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản
--------------------------------------------
Bài 35
II.                Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
            Nhân tố            à  Ảnh hưởng
-     Trình độ phát triển kinh tế   à     Đầu tư bổ sung lao động cho ngành công nghiệp
VD: Khi ngành nông nghiệp, công nghiệp có năng suất lao động cao à một phần lao động sẽ được bổ sung cho ngành dịch vụ
3.        Quy mô, cơ cấu dân số à nhịp độ phát triển, cơ cấu ngành dịch vụ
VD:             Dân số đông à xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ
                   Giới tính ( nữ nhiều): nhu cầu mua sắm, làm đẹp à ảnh hưởng đến các dịch vụ mua bán
4.        Phân bố dân cư, mạng lưới quần cư à mạng lưới ngành dịch vụ

VD: Thành thị dân cư đông đúc è xuất hiện mạng lưới dịch vụ dày đặc hơn ở nông thôn

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Lịch thi khối 10 HKII




Lịch thi khối 10 HKII
Sáng T2 (28/4)
Văn + Lý
Sáng T3 (29/4)
Hóa + Địa
Sáng T6 (2/5)
Toán + Sử
Sáng T7 (3/5)
Anh + Sinh
Sáng thi, chiều nghỉ
Ad chúc các bạn thi tốt nhen ^^
A8

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Khoảng khắc kì diệu

                                                 
     T.M.Q

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Phú sông Bạch Đằng

Phú sông Bạch Đằng
Trương Hán Siêu(?- 1354) tự là Thăng Phủ, người tỉnh Ninh Bình. Tác phẩm của ông hiện còn không nhiều, trong đó có bài phú sông Bạch Đằng. Những câu thơ trong đoạn trích sau đều thể hiện các bô lão khẳng định vai trò và sức mạnh của con người. Đồng thời thể hiện cảm xúc của các bô lão khi nhắc về những người anh hung thuở trước:
            
                  “ Tuy nhiên: Từ có vũ trụ, đã có giang san.
                 …….
               Nhớ người xưa chừ lệ chan.”
           Mở đầu bô lão khẳng định vai trò và sức mạnh của con người:
               “ Tuy nhiên: Từ có vũ trụ, đã có giang san.
                  Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở,
                  Cũng nhờ: nhân tài giữ cuộc điện an
                  Hội nào bằng hội Mạnh Tân: như vương sư họ Lã
                  Trận nào bằng trận Duy Thủy: như quốc sĩ họ Hàn.
                  Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng
                  Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.”
Đoạn văn nhắc lại ý thức về chủ quyền độc lập của đất nước “ Từ có vũ trụ đã có giang san”. Điều này đã được khẳng định trong bài thơ “Thần” của Lý Thường Kiệt. Một cõi sông núi nước Nam tồn tại độc lập bên cạnh các quốc gia phương Bắc, điều ấy đã được phân định rõ rang trong sách trời: “ Rành rành đã định tại sách trời”. Lời bình luận đã chỉ ra nguyên nhân ta thắng, địch thua: Trời cho ta thế hiểm “Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở”, nhưng điều quyết định là ta có “ nhân tài giữ cuộc điện an”. Tác giả sánh việc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mở hội quân ở bến Bình Than cũng giống như Lã Vọng, người đời Ân giúp vua Vũ Hội quân ở Mạnh Tân và diệt được vua Trụ tàn ác: giống như Hàn Tín, giúp Hán Cao Tổ đánh tan quân Tề ở Duy Thủy. So sánh như thế là nhằm khẳng định vai trò của con người. Trong cuộc giao tranh với giặc Mông- Nguyên, ta có nhiều tướng vừa giỏi chiến trận vừa mưu lược. Nguồn cội của chiến thắng to lớn ở Bạch Đằng chính là do tài trí sáng suốt của người lãnh đạo. Sự thật là sau hai lần thất bại, giặc Mông – Nguyên lại kéo sang xâm lược nước ta lần ba vào năm 1287. Vua Trần Nhân Tông hỏi Trần Quốc Tuấn: “Giặc đến thì làm thế nào?” . Hưng Đạo Đại Vương tâu: “Năm nay, giặc đến dễ đánh”. Cách nhìn nhận như thế không phải là thái độ chủ quan mà dựa trên tài thao lược và niềm tin vào sức mạnh toàn dân cùng kinh nghiệm trải qua hai cuộc kháng chiến trước đây. Theo binh pháp cổ, muốn thắng trong chiến tranh cần ba yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Bài phú cũng nói tới ba yếu tố: thiên thời (“trời cũng chiều người”), địa lợi (“trời đất cho nơi hiểm trở”), và nhân hòa (“nhân tài”). Trong đó, trời đất hiểm trở giữ vai trò quan trọng nhưng chính con người mới là chủ thể trong sự nghiệp giữ nước. Giọng văn hào sảng, dõng dạc, hình ảnh mượn từ chuyện xưa đã khẳng định sức mạnh, vị trí con người. Đó là cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lí sâu sắc.
Cảm xúc của các bô lão khi nhắc về những người anh hung thuở trước:
                   “Tiếng thơm còn mãi, bia miệng không mòn.
                    Đến bên sông chừ hổ mặt
                    Nhớ người xưa chừ lệ chan”.
Tác giả tự hào khẳng định tiếng thơm về những con người làm nên chiến thắng vẻ vang cho dân tộc thì “bia miệng không mòn” muôn đời. Nhân dân biết ơn và nhớ mãi công lao to lớn đó. Soi mình vào những chiến công vĩ đại của người đi trước mà Trương Hán Siêu “hổ mặt” với người xưa, nghĩa là ông “thẹn” với người xưa. “Thẹn” để phấn đấu mình hơn nữa. Đó là “nỗi thẹn” của những con người có nhân cách lớn. Như Phạm Ngũ Lão “thẹn” với Vũ Hầu:
                    “Công danh nam tử còn vương nợ
                     Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.”
Cảm xúc của tác giả đi từ tự hào đến “hổ thẹn” rồi nhớ thương người xưa đến rơi lệ. Từng đợt cảm xúc như những đợt sóng lớn trên dòng Bạch Đằng, cuộn cuộn trào dâng đến nghẹn lời.

            Đoạn văn gợi nhắc lại nhiều sự việc, hình ảnh và câu nói đã lưu cùng sử sách. Qua đó khẳng định vai trò quyết định của con người trong lịch sử. Lời văn vừa mang niềm tự hào dân tộc, vừa thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp. “Phú sông Bạch Đằng” là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học Việt Nam thời trung đại: cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn, bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lí, ngôn từ vừa trang trọng, hào sảng, vừa lắng đọng, gợi cảm.

Cảm ơn các bạn đã xem
Tập thể A8 hân hạnh tài trợ bài này ^^!!

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Lịch kiểm tra lần 2

Sáng thứ 6 ( 21/3) :  Văn (90p)
                                Hóa (45p)
                                Anh (45p)
Chiều thứ 7(22/3) :   Toán (60p)
                                Lý (45p)

  • Hs có mặt lúc:      Buổi sáng ( 6h45p)

                                     Buổi chiều ( 15h45p)
-------------------------Ad chúc các bạn thi tốt nha--------------------

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Đề cương Sinh lớp ad đó^^

ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH KT 1T
Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
I)                 Chu kì tế bào
-         Khái niệm: là 1 chuỗi các sự kiện hiện có trật tự từ khi 1 tế bào tạo thành 2 tế bào con, đến khi 2 tế bào con vòng tiếp tục phân chia
-         Chu kì tế bào gồm :     
+    Kì trung gian
+    Quá trình nguyên phân
-         Kì trung gian :
+    pha G1: Tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng
+    pha S : Nhân đôi ADN, NST trung tử
+    pha G2 : Tế bào tổng hợp protein histon , protein thu phân bào
II)              Quá trình nguyên phân
1)    Phân chia nhân : gôm 4 kì
a)      Kì đầu
-         NST kép co xoắn
-         Trung thể tách ra tiến về 2 cực của tế bào
-         Thoi phân bào xuất hiện
-         Màng nhân và nhân con tiêu biến
b)      Kì giữa
-         NST kép co xoắn cực đại, xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
c)      Kì sau
-         Mỗi NST kép tách ra làm thành 2 NST đơn tiến về 2 cực của tế bào
d)      Kì cuối
-         Thoi phân bào biến mất, màng nhân và nhân con tái hiện
-         NST dãn xoắn dần
2)    Phân chia tế bào chất
-         Tế bào động vật:
+    Màng tế bào thắt ở mặt phẳng xích đạo từ ngoài vào trong chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con có bộ NST giống tế bạo mẹ
-         Tế bào thực vật
+    Tạo thành xenlulô ở mặt phẳng xích đạo từ trong ra ngoài
III)           Ý nghĩa cúa quá trình nguyên phân
-         Đối với sinh vật nhân thực đơn bào: nguyên phân là phương thức sinh sản
-         Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển
-         Nguyên phân giúp tái tạo mô hoặc các cơ quan bị tổn thương
--------------------------------------------------------
Bài 19 : Giảm phân
-         Chỉ xảy ra ở tế bào sinh sản
-         Gồm 2 lần phân bào, nhưng chỉ có 1 lần NST tự nhân đôi
I)                  Giảm phân I
1)    Kì đầu I
-         Các NST kép tiếp hợp với nhau theo từng cặp tương đồng
-         NST kép co xoắn
-         Thoi phân bào hình thành
-         Màng nhân và nhân con tiêu biến
2)      Kì giữa I
-         NST kép co xoắn cực đại, xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
3)      Kì sau I
-         Mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng, di chuyển về 1 cực của tế bào
4)      Kì cuối I
-         NST kép tháo xoắn
-         Màng nhân và nhân con xuất hiện
-         Thoi phân bào xuất hiện
II)              Giảm phân II
-         Gồm các kì có diễn biến của tế bào giống với quá trình nguyên phân
III)           Ý nghĩa
-         Nhờ phân li độc lập, tổ hợp tự do các cặp NST tạo nên nhiều biến dị tổ hợp
-         Nhờ quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh giúp duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài
                                 ----------------------------------------
Bài 22: Dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vị sinh vật
I)                  Khái niệm vi sinh vật
-         Có kích thước bé
-         Là cơ thể đơn bào đa nhân thực và nhân sơ
-         Hấp thụ chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh và sinh trưởng, sinh sản nhanh
II)              Môi trường và các kiểu dinh dưỡng
1)  Các loại môi trường cơ bản
Trong tự nhiên: có ở khắp nơi trong không khí, đất ,nước
a)      Trong phòng thí nghiệm: có 3 loại môi trường cơ bản
-         Môi trường tự nhiên: dùng các chất trong tự nhiên
-         Môi trường tổng hợp : là môi trường gồm các chất hóa học đã biết được thành phần và số lượng
-         Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất hóa học và các chất tự nhiên
2)    Các kiểu dinh dưỡng
-         Có 2 tiêu chí phân loại : nguồn năng lượng , nguồn cacbon
-         Có 2 kiểu dinh dưỡng:
+    Quang tự dưỡng
+    Hóa tự dưỡng
+    Quang dị dưỡng
+    Hóa dị dưỡng
  
Kiểu dinh dưỡng
Nguồn năng lượng
Nguồn cacbon chủ yếu
Ví dụ
Quang tự dưỡng
Ánh sáng
CO2
Vi khuẩn lam, tảo đơn bào
Hóa tự dưỡng
Chất vô cơ
CO2
Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxi hóa hidro
Quang dị dưỡng
Ánh sang
Chất hữu cơ
Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía
Hóa dị dưỡng
Chất hữu cơ
Chất hữu cơ
Nấm, động vật nguyên sinh
                             ------------------ -------------------------------------------
Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật
I)                  Khái niệm sinh trưởng
-         Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể
-         Thời gian thế hệ: là thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng lên gấp đôi
II)              Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn
-         Nt = No  x  2n
-         Kí hiệu : g
-         Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất
a)      Pha tiềm phát
-         Vi khuẩn thích nghi với môi trường
-         Số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng
-         Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất
b)      Pha lũy thừa
-         Trao đổi chất diễn ra mạnh
-         Sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi
c)      Pha cân bằng
-         Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại, không đổi theo thời gian, số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi
d)      Pha suy vong   
-         Số tế bào trong quần thể giảm dần do:
+    Tế bào quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều
+    Chất dinh dưỡng cạn kiệt
+    Chất độc hại tích lũy quá nhiều
2)    Môi trường liên tục
-         Là bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương
Ad cảm ơn đã xem
Tập thể lớp A8 hân hạnh tài trợ bài này

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Hóa

Ai bít chỉ giúp ad các pt này đi;^^
AgNO3 + ZnBr2 --> 
Pb(NO3)2  +  ZnBr2 --->
HCl  + CaCO3 --->
HCl + K2SO3 --->

Nhà văn của tuổi thơ Nguyễn Nhật Ánh

         "Để sống tốt hơn đôi khi ta phải học cách làm trẻ con trước khi học cách làm người lớn". Đó là câu nói nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ông là một nhà văn được giới trẻ yêu mến ngày này. Những tác phẩm của ông đều mang một sức sống trần đầy tuổi trẻ tươi mới. Nhưng cũng đầy tính giáo dục, khuyên dạy nhẹ nhàng.
          Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Nhật Ánh có rất nhiều nét đặc sắc. Thuở nhỏ ông theo học tại trường Tiểu La, Trần Cao Vân, Phan Chu Trinh. Từ 1973 Nguyễn Nhật Ánh theo học ngành sư phạm. Ông đã từng tham gia rất nhiều phong trào dạy học làm công tác đoàn. Năm 1986 đến nay ông là phóng viên cho nhật báo Sài Gòn giải phóng, phụ trách cách trang thiếu nhi và thể thao trên báo Sài Gòn. Ngay từ nhỏ ông có tài viết văn lúc mười ba tuổi ông đăng báo bài thơ đầu tiên " Thành phố tháng tư". Nguyễn Nhật Ánh là người thành công nhất trong hai mươi năm trở lại ở mảng văn học dành cho giới trẻ. Ông thành công về giải thưởng, thành công về doanh thu báo sách và hết là thành công khi ghi được dấu ấn trong nhiều thế hệ khi đọc. Các tác phẩm nổi bật của ông là: Kính Vạn Hoa, Tôi là Bê Tô, Cho tôi xin một vé đi về tuổi thơ,... Trong " Cho tôi xin một vé đi về tuổi thơ" là tác phẩm được bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008 và Đạt giải thưởng văn học ASEAN năm 2010.
         Cuốn sách " Cho tôi xin một vé đi về tuổi thơ" kẻ về bốn người bạn thân là Cu Mùi, Tí Sún, Tủn và Hải Cò. Khắc họa trọn vẹn một thế giới ngây thơ trong sáng và cũng không kém " u sầu, nổi loạn". "Nổi loạn" trong cái suy nghĩ tự đặt tên cho cái thế giới này. Muốn thoát khỏi sự ràng buộc của gia đình. Tác giả đã làm cho những người cha mẹ phải ngỡ ngàng nhận ra đời khi mình đã sai khi cho bản thân mình có quyền phán xét con cái. Tại sao người lớn làm sai không ai la mắng, còn khi trẻ con làm sai thì lại bị la mắng, trách móc. Có phải chăng đó là suy nghĩ của hầu hết những đứa trẻ cảm thấy sự không công bằng, mâu thuẫn trong mối quan hệ gia đình, xã hội. Cuốn sách cũng đề cập đến tình yêu khiến ta giật mình nhìn lại mối quan hệ bế tắc trong hiện tại. Từ đó cũng cho ta thấy tình cảm thời cắp sách đến trường hồn nhiên trong trẻo thì khi lớn lên thì đầy toan tính.
        Nhắc đến Nguyễn Nhật Ánh không thể không nói đến tác phẩm " Kính Vạn Hoa" của ông. Câu chuyện từng được in sách và chuyển thể thành phim, một thời khiến bao bạn trẻ say mê và ngày nay khi được chiếu lại, "Kính Vạn Hoa" vẫn có một sức hút kì lạ. Bộ ba Quý, Long, Hạnh từ lâu đã trở nên thân thuộc với khán giả về những chuyến phiêu lưu.
        Qua những cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh giúp tâm hồn ta trong trẻo hơn. Tầm ảnh hưởng của ông được lan ra rộng rãi, không chỉ là các bạn trẻ trong nước mà còn cả thế giới. Người đọc cảm nhận sâu sắc các tác phẩm của ông. Ngòi bút của ông đưa bạn đọc đến những cung bậc cảm xúc khác nhau.
        Qua đó Nguyễn Nhật Ánh được coi là một tác phẩm được giới trẻ yêu mến. Những tác phẩm của ông đều có sức hút và tác động rất lớn đối với xã hội
Ad cảm ơn đã đọc
Tập thể lớp A8 hân hạnh tài trợ bài này

Ẩm thức Nam Bộ

        Miền quê Nam Bộ, nông dân có những món ăn gọn nhẹ và chất lượng. Như ở vùng U Minh Hạ, người ta thu hoạch được rất nhiều loại cá đồng , và có thể chế biến ra được rất nhiều món ăn trong đó có món cá lóc nướng trui.
        Đây là món nghe qua đã thích và là món mang đậm chất miền quê. Cá lóc là loại cá đồng, thịt nó rất ngọt và thơm được người Việt Nam ưa chuộng.Món ăn làm từ cá lóc rất đa dạng như : cá kho tộ, nấu canh chua, chiên giòn... Thịt cá lóc có độ đạm cao, có thể giúp người bệnh mau lấy lại sức. Món cá lóc nướng trui có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau: cá lóc nướng trui ngoài đồng, cá lóc nướng trui trên bếp than. Muốn làm được món cá lóc nướng trui ngoài đồng phải thực hiện các bước sau: đầu tiên bắt cá, muốn ngon thì phải bắt cá tươi sống nặng khoảng 400-500 gram, sau đó dùng một cái cây gỗ hoặc tre lụi xiên từ miệng cho đến đuôi rồi cấm xuống đất. Rồi lấy rơm rạ phủ xung quanh, và đốt lửa để nướng cá. Nướng đến khi da cá cháy đen hết, rùi dùng dao cạo cạo hết lớp da cháy đen. Khi cạo xong hết lớp da cháy đen nó sẽ lộ ra lớp da vàng thơm phức. Nếu không muốn làm theo cách này ta có thể nướng cá bằng bếp than. Nướng kiểu này có vẻ nhanh hơn vì nhiệt độ của bếp than cao hơn rơm rạ. Tuy nướng cách này nhanh nhưng không có được hương vị đồng quê. Món này phải ăn kèm với rau sống thì món này mới trở nên hấp dẫn. Ở miền quê, thường thì sau một ngày làm việc vất vả, nông dân thường tụ tập lại để nướng cá, người thì hái rau ngưởi thì nhóm lửa. Ngày nay cá nướng trui không những là món ẩm thực dân dã của người dân miệt quê, mà ta vẫn thường gặp trong thực đơn các nhà hàng sang trọng nhưng cách nướng đã có phần khác đi, nhiều nhà hàng sử dụng lo vi ba hoặc nướng bằng bếp than, đôi khi cả bằng bếp gas nên không ngon bằng nướng rơm rạ.

Ai có về miền Tây nhớ tìm ăn cho được món này để biết thế nào là món ăn miệt vườn, để có thể thưởng thức hương vị cá lóc nướng trui
Ad cảm ơn đã đọc
Tập thể lớp A8 hân hạnh tài trợ bài này

Thuyết minh về trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

       Ngôi trường thân yêu của em mang tên một vị anh hùng dân tộc đó là người anh hùng Nguyễn Hữu Cảnh. Trường năm trên đường Hương Lộ 2, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi trường này đã được xây dựng ba năm, đây là nơi tập hợp một đội ngũ giáo viên tốt và hơn một ngàn học sinh tiên tiến, ngôi trường đang bừng bước phát triển và gặt hái được nhiều thành tích tốt.
       Trường đã và đang cung cấp cho ta nền kiến thức vững chắc, một kĩ năng sống để xử lí các tình huống trong cuộc sống hàng ngày và cung cấp những yếu tố cần thiết cho hành trang đến tương lai của học sinh. Do vậy, tuy mới thành lập được ba năm nhưng trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh đã luôn tạo môi trường học kĩ cương, nề nếp giúp các học sinh có được những kiến thức và kĩ năng vững vàng, tự hào là một người trường mang tên vị anh hùng nổi tiếng thời Chúa Nguyễn.
      Ngôi trường có một khung viên rộng lớn xung quanh có những bồn hoa tươi thắm làm nên bầu không khí trong lành và mát mẻ cho các học sinh. Do mới thành lập nên mọi thứ từ cái bàn, cái ghế, đồ dùng phục vụ cho học tập cũng còn khác mới. Ngoài ra trường còn khoác lên mình một màu vàng nhạt tạo sự thân thiện và ấm áp đối với các bạn học sinh. Toàn trường có tổng cộng 36 phòng học và các phòng chức năng: mười một lớp mười, mười một lớp mười một, mười lớp mười hai được tổ chức giảng dạy và học tập. Có hơn một ngàn học sinh theo học dưới sự quản lí và điều hành của đội ngũ cán bộ, giáo viên và công nhân viên khoảng bảy mươi bảy người. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên và công nhân viên luôn hòa đồng, tận tình giúp đỡ và khuyến khích học sinh. Về tác phong của thầy cô rất chỉnh chu và nghiêm trang, làm gương cho chúng em noi theo. Và nhờ sự tâm huyết của những người " đưa đò" đã giúp chúng em nâng cao được thành tích của mình hơn. Đối với chúng em là học sinh, là người nắm giữ chìa khóa của đất nước chúng em sẽ cố gắng phát huy và tiến bộ hơn so với mong đợi của thầy cô. Mỗi ngày đi học khoát lên mình bộ đồng phục mang tên trường chúng em luôn thấy hãnh diện, tự tin vì là học sinh của trường Nguyễn Hữu Cảnh. Sự đoàn kết hòa đồng giữa học sinh với học sinh và thầy cô luôn là một phần không thể thiếu để giúp nhà trường giữ được vẻ đẹp mà nó vốn có.
     Trong các năm học vừa qua, trường đã tổ chức các hoạt động phong trào rất nhiều cho học sinh, như tổ chức hướng nghiệp, dạy nghề, các phong trào của Đoàn thanh niên giúp học sinh chúng ta vận dụng kiến thức vào thức tiễn.
     Trong những năm học tập, cố gắng của thầy và trò trường Nguyễn Hữu Cảnh, chúng em tin rằng sẽ đạt những thành tích cao hơn nữa cũng như đạt tỉ lệ tốt nghiệp THPT cao trong các năm học và ngày càng có những bước tiến vững chắc trong hành trình chinh phục bầu trời tri thức.
                                                                  Ad cảm ơn đã đọc
                                   Tập thể lớp  A8 hân hạnh tài trợ bài này

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Thầy trường Nguyễn Hữu Cảnh

Thầy phó Hiệu trưởng đây^^
                                                             
                                                               Quen ko ta^^!

                                                              Tập đoàn thầy trường NHC